Khi nghe đến những bà mẹ gây ảnh hưởng không tốt cho con, nhiều người thường nghĩ đến các bà mẹ hung hăng, ích kỷ và hay la hét.

Trên thực tế, không phải người mẹ độc hại nào cũng có vẻ ngoài như thế, họ thậm chí còn có vẻ ngoài rất dịu dàng và ấm áp. Chính bản thân họ cũng không nhận ra rằng mẹ gây ảnh hưởng xấu đến con, khó nuôi dạy con thành công. Họ nghĩ rằng hành động và suy nghĩ của mình xuất phát từ tình thương với con. Nhà giáo dục người Nhật Bản Rie Takahashi trong cuốn sách “Mom, Free me” đã đưa ra những đặc điểm xác định người mẹ độc hại tiềm ẩn và cách tương tác với họ:

1. Người mẹ luôn cho rằng mình thiệt thòi

Có một kiểu phụ nữ, dù đang yên đang lành với mẹ chồng nhưng khi gặp mẹ ruột thì luôn tỏ vẻ mình bị bắt nạt, tủi thân, khiến người ta hiểu lầm là mình bị đối xử tệ. Có rất nhiều phụ nữ rắc rối như vậy. Với con cái cũng vậy, họ luôn tỏ vẻ mình là người mẹ hi sinh chịu đựng, còn con cái thì vô tâm không biết suy nghĩ.  Rie Takahashi cho rằng những đứa trẻ lớn lên với người mẹ như vậy thường không tự tin vào bản thân và không thể xây dựng các mối quan hệ tốt. Trẻ luôn nghĩ rằng mình luôn là nguyên nhân sự đau khổ của mẹ, tự tin và ngày càng nhu nhược, ai nói gì cũng chỉ biết răm rắp làm theo, không có chính kiến. Đặc biệt, người mẹ này có xu hướng nói về những điều gây sốc hoặc tổn thương cho con, chẳng hạn như nói xấu chồng hoặc gia đình họ hàng bên chồng…

hình ảnh

2. Người mẹ độc đoán

Người mẹ này thường tấn công trẻ em về mặt tình cảm bằng cách chửi bới hoặc la hét, và khiến trẻ sợ hãi. Kiểu người mẹ độc hại này khiến đứa trẻ cảm thấy đau đớn tột cùng khi chúng cố gắng làm theo ý mình, và đứa trẻ cảm thấy sai và cuối cùng làm theo ý của người mẹ.

3. Người mẹ gây áp lực lên con

Nếu trẻ không đạt được điều mẹ muốn, người mẹ này sẽ tỏ ra đau đớn hoặc khóc lóc, thậm chí gây ồn ào một cách không đáng như một hai đòi sống đòi đi. Trong vô thức, họ điều khiển con cái theo ý muốn của mình. Chính bản thân họ cũng không biết mình là người mẹ gây ảnh hưởng xấu đến con. Họ luôn nghĩ rằng mình đang làm điều tốt nhất cho con.

4. Người mẹ luôn làm tất cả mọi thứ cho con

Mẹ nào mà chẳng thương con, nhưng cổ nhân cũng có nói rằng, muốn con trưởng thành thì cha mẹ phải biết cách bỏ mặc chúng. Nhưng có một kiểu cha mẹ yêu thương con đến mức không dám để chúng mó tay vào việc gì, lúc nào cũng làm thay con. Thậm chí con phơi đồ, gấp đồ xong cũng phải kiểm tra lại, gấp lại toàn bộ. Những người mẹ này cho rằng mình thương con, thậm chí cầu toàn trong những việc nhỏ nhất, đến kiệt sực và ngã bệnh. Nhưng thực ra mẹ làm thay con mọi thứ chỉ khiến con không có khả năng độc lập, suốt đời phụ thuộc vào gia đình.

hình ảnh

5. Người mẹ để con tự do

Nhìn vào thì đây có vẻ là một bà mẹ lý tưởng khi để con muốn làm gì thì làm, không can thiệp vào cuộc sống, chuyện học hành của con. Thông thường những người phụ nữ có xu hướng từ bỏ vai trò làm mẹ là vì phụ thuộc vào công việc, chồng… hoặc là quá vô tâm. Họ chỉ quan tâm đến bản thân và không quan tâm đến cảm xúc của con mình.

6. Người mẹ phụ thuộc hoàn toàn vào con

Sau khi có con, có những người mẹ hoàn toàn thay đổi. Họ từ bỏ mọi sở thích và nhu cầu riêng của mình để phục vụ con. Thời gian liên lạc với bạn bè hơn, ít tiếp xúc với xã hội hơn, ít thời gian dành cho sở thích và các hoạt động cá nhân hơn; thậm chí còn nguyện ý từ bỏ sự nghiệp tốt đẹp của mình. Họ thức khuya dậy sớm để nấu những món ăn ở nhà, lau dọn từng mét vuông phòng con cho dù chúng đã trưởng thành. Các bà mẹ vất vả quá mức không khỏi than rằng: chúng ta đối với con cái là vô tư, nhưng tại sao chúng lại trở nên càng lúc càng vô tư như vậy, chẳng chịu giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà, coi việc mẹ làm cho mình là hiển nhiên. Đây rõ ràng là người mẹ luôn phục tùng con đã tạo cho con tính ích kỷ, ỷ lại thì biết trách ai bây giờ.

hình ảnh

Tất nhiên, mức độ ảnh hưởng xấu đến trẻ sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng gia đình. Các bà mẹ này có bề ngoài rất tần tảo, đầy sự hi sinh, trong mắt xã hội dường như là những người mẹ tốt đang rất cố gắng nuôi con bằng sức mình. Trong nhiều trường hợp, đứa trẻ bị kiểm soát và người mẹ sẽ không nhận thức được điều đó. Kể cả khi đứa trẻ lớn lên, đi học xa nhà, lập gia đình… thì vẫn không thoát khỏi ảnh hưởng của mẹ. Theo Takahashi, cách nhận biết bản thân mình có phải là kiểu người mẹ như vậy hay không là tự đặt mình vào vị trí của con. Điều quan trọng là đứa trẻ có cảm thấy mình có lỗi, mình rất tệ, mình đáng trách hay không. Nếu có, hẳn nhiên đây là kiểu người mẹ gây ảnh hưởng xấu cho con, khó có thể nuôi dạy con thành công. Những bà mẹ độc hại hấp thụ năng lượng từ con cái của họ, vì vậy trong khi suy xét bản thân, tốt nhất là nên giữ khoảng cách. Việc ra khỏi nhà và tách biệt hoặc tránh xa chúng thường khá dễ dàng. Nếu mẹ không thể tự mình giải quyết, hãy tìm sự trợ giúp từ chuyên gia tư vấn, bác sĩ tâm lý